Bạn chưa có Tài khoản Diễn đàn?  Tạo một tài khoản

Đăng nhập

Duy trì trạng thái đăng nhập
Không thể truy cập vào tài khoản của bạn?

Google+

Đăng nhập và bắt đầu chia sẻ với Google+

Chỉ chia sẻ với những người phù hợp

Chia sẻ một số nội dung với bạn bè, một số nội dung khác với gia đình nhưng đừng chia sẻ điều gì cho sếp của bạn!

Làm cho các cuộc trò chuyện của bạn trở nên sống động

Hangout làm cho các cuộc trò chuyện trở nên sống động vớ ảnh, biểu tượng cảm xúc thậm chí các cuộc gọi video nhóm miễn phí!

Làm cho ảnh của bạn đẹp hơn bao giờ hết

Tự động sao lưu, sắp xếp và cải thiện ảnh của bạn!

Bạn có biết?

Bạn có thể đăng nhập vào Google+ bằng tài khoản Google hiện tại của bạn?

Kết quả cho từ khoá ""

Đăng ký
Hangouts
Lên đầu trang

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1 Ôn Tập Pháp luật đại cương  Empty Ôn Tập Pháp luật đại cương Sat Jun 02, 2012 3:07 pm

An Hùng
An Hùng

An Hùng

Bài Viết : 395

Thanked : 158

Nơi Ở : ...ß...¶v¶...†...

An Hùng
—♥Administrator

—♥Administrator
Câu 1: Hãy phân tích nguồn gốc nhà nước theo quan điểm học thuyết Mac-Lenin?
*Nguồn gốc NN theo Mác:
Các học giả theo quan điểm Mac Lênin giải thích nguồn gốc NN bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, họ chỉ ra rằng NN ko phải là 1 hiện tượng bất biến, vĩnh cửu mà nó là 1 phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. NN là sản phẩm của XH, nó xuất hiện khi XH phát triển đến 1 trình độ nhất định và do những nguyên nhân khách quan, NN sẽ diệt vong khi những nguyên nhân khách quan đấy ko còn nữa.
Lịch sử Xh loài người đã trải qua 1 thời kỳ chưa có NN, đó là chế độ công xã nguyên thủy. Đây là hình thái kinh tế XH đầu tiên của loài người. XH này chưa có giai cấp, chưa có NN nhưng nguyên nhân làm xuất hiện NN đã nảy sinh từ trong XH này. Vì vậy để giải thích nguồn gốc NN phải phân tích và tìm hiểu toàn diện về điều kiện KT-XH, cơ cấu tổ chức của XH công xã nguyên thủy.
Cơ sở KT của công xã nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng trong sản xuất và sản phẩm lao động được phân chia theo nguyên tắc bình quân. Do đó XH ko có người giàu, người nghèo, ko phân chia giai cấp, ko có đấu tranh giai cấp. Cơ sở kinh tế đó đã quy định hình thức tổ chức, quản lý của XH đó.
XH công xã nguyên thủy được tổ chức rất đơn giản, thị tộc là tế bào, là cơ sở cấu thành XH. Thị tộc là hình thức tổ chức XH mang tính tự quản đầu tiên. Để tồn tại và phát triển thị tộc cần đến quyền lực và hệ thống quản lý để thực hiện quyền lực đó. Hệ thống quản lý của công xã thị tộc là Hội đồng thị tộc và Tù trưởng.
_Hội đồng thị tộc là cơ quan quyền lực cao nhất của thị tộc bao gồm các thành viên đã trưởng thành.
_Tù trưởng do Hội đồng thị tộc bầu ra, là người đứng đầu thị tộc, có thể bị bãi miễn nếu ko còn đủ tín nhiệm.
Quyền lực trong tổ chức thị tộc là quyền lực XH do tất cả các thành viên tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.
Tuy rằng trong XH công xã nguyên thủy chưa có NN nhưng quá trình vận động và phát triển của nó đã làm xuất hiện những tiền đề về vật chất cho sự tan rã của tổ chức thị tộc - bộ lạc và sự ra đời NN.
Trong quá trình sống và lao động sản xuất, con người ngày 1 phát triển hơn đã luôn tìm kiếm và cải tiến công cụ lao động làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. Đặc biệt sự ra đời của công cụ lao động bằng kim loại làm cho sản xuất ngày càng phát triển, hoạt động kinh tế của XH trở nên phong phú và đa dạng đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa về lao động. Ở thời kỳ này diễn ra 3 lần phân công lao động:
_Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
_Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
_Thương nghiệp phát triển hình thành tầng lớp thương nhân
Sau 3 lần phân công lao động thì năng suất lao động tăng lên, sản phẩm lao động làm ra cho XH ngày càng nhiều hơn dẫn đến sự dư thừa của cải so với nhu cầu tối thiểu cho sự tồn tại của con người. Một số người trong thị tộc lợi dụng ưu thế của mình để chiếm đoạt của cải dư thừa đó để biến thành tài sản riêng cho mình. Chế độ tư hữu đã hình thành trong XH và ngày càng trở nên rõ rệt hơn--> đây là nguyên nhân kinh tế dẫn đến sự ra đời của NN.
Xét về mặt XH, chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng làm xuất hiện các gia đình. Gia đình trở thành 1 đơn vị kinh tế độc lập, dẫn đến sự phân chia người giàu, người nghèo trong XH. Hơn nữa tù binh trong chiến tranh ko bị giết như trước nữa mà được giữ lại để bóc lột sức lao động và trở thành nô lệ. Trong XH xuất hiện 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Giai cấp nô lệ bị áp bức, bóc lột luôn đấu tranh để giải phóng. Như vậy trong XH có sự phân chia thành các giai cấp đối kháng nhau. Mâu thuẫn giữa các giai cấp là ko thể điều hòa được, vì vậy giai cấp lắm quyền thống trị về kinh tế tổ chức ra 1 thiết chế quyền lực mới nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, đồng thời duy trì trật tự và ổn định XH, thiết chế quyền lực đó cũng chính là NN--> đây là nguyên nhân XH dẫn đến sự ra đời của NN.
Như vậy NN xuất hiện do 2 nguyên nhân:
_Kinh tế: sự xuất hiện của chế độ tư hữu
_XH: sự xuất hiện của giai cấp và mâu thuẫn giai cấp.
NN xuất hiện 1 cách khách quan, nội tại trong lòng XH mà không phải do 1 lực lượng bên ngoài nào áp đặt vào XH
Kinh tế và XH là 2 nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của NN theo quan điểm học thuyết Mac Lênin. Tuy niên, không phải với nhiều nước trên thế giới đều xuất hiện do 2 nguyên nhân này mà phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, kinh tế XH, vị trí, địa lý...
*Các phương thức hình thành NN trong ls:
_NN Aten: Là kết quả vận động của những nguyên nhân nội tại XH, do sự chiếm hữu tài sản và sự phân công hóa giai cấp trong XH, tổ chức thị tộc ko còn thích hợp.
_NN Giecmanh: ra đời do nhu cầu phải thiết lập sự cai trị đối với vùng đất La Mã sau chiến thắng của người Giecmanh đối với đế chế La Mã cổ đại, vì thế mà NN ra đời.
_NN Roma: ra đời do sự thúc đẩy của cuộc đấu tranh giữa người bình dân sống ngoài các thị tộc Roma chống lại giới quý tộc của các thị tộc Roma.
_Sự ra đời của NN Phương Đông cổ đại: nhu cầu tự vệ và yêu cầu sx như khai khẩn đất đai, trị thủy..., đòi hỏi con người phải tập hợp lại trong 1 cộng đồng có sự liên hệ cao hơn gia đình và thị tộc, với 1 bộ máy có quyền lực tập trung, thống nhất hơn để điều hành và quản lý các công việc chung của cộng đồng đó là NN. NN VN cũng xuất hiện theo hình thức này vào khoảng TK 7-6 trước CN.
* Định nghĩa NN: NN là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, 1 bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự XH, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong XH có giai cấp.
Câu 2: Phân tích khái niệm nhà nước? Nêu sự khác biệt cơ bản giữa nhà nước với các thiết chế chính trị khác trong xã hội?
*Định nghĩa Nhà nước:Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
*Đặc điểm của NN và sự khác biệt với các tổ chức khác: 5 đặc điểm
Các NN trong ls có sự khác nhau về bản chất, nhưng đều có đặc điểm chung . Những đặc điểm của NN cho phép phân biệt NN với các tổ chức chính trị - XH do giai cấp thống trị tổ chức ra. Các đặc điểm đó là:
_NN là 1 tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, thiết lập 1 quyền lực công cộng đặc biệt tách ra khỏi XH (ko hòa nhập vào dân cư như XH nguyên thủy) đó là quyền lực NN. Để thực hiện quyền lực này và quản lý XH, NN tạo ra lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý, họ được tổ chức thành các cơ quan và hình thành nên bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, buộc các giai cấp và tầng lớp dân cư trong XH phải phục tùng ý chí giai cấp thống trị.
_NN quản lý dân cư theo lãnh thổ, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. Việc phân chia này không phụ thuộc huyết thống, chính kiến, nghề nghiệp, giới tính... Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa NN với các tổ chức chính trị XH khác. Trong thiết chế chính trị XH thì chỉ NN mới xác lập lãnh thổ của mình và chia lãnh thổ đó thành các bộ phận cấu thành nhỏ hơn: thành phố, tỉnh, huyện, xã...
_Nhà nước có chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền tự quyết của Nhà nước về tất cả các vấn đề của chính sách đối nội và chính sách đối ngoai, không phụ thuộc quyền lực bên ngoài. Trong thiết chế chính trị-xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia. Đây là thuộc tính ko thể tách rời của NN.
_Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý bắt buộc với mọi công dân. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng gắn bó hữu cơ với nhau không thể tách rời. Nhà nước có bộ máy cưỡng chế để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện và thực hiện sự quản lý bắt buộc với mọi thành viên trong xã hội.
_Nhà nước quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc. Việc thu thuế nhằm tạo ra nguồn tài chính đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo việc thực hiện vai trò xã hội của nhà nước.
Câu 3: Hãy phân tích bản chất nhà nước? Vài nét cơ bản về bản chất nhà nước Việt Nam ta hiện nay?
*Định nghĩa Nhà nước:Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
*Bản chất NN:
Khi nghiên cứu nguồn gốc Nhà nước ta thấy rằng nhà nước xuất hiện do 2 nguyên nhân: nguyên nhân kinh tế (sự xuất hiện chế độ tư hữu) và nguyên nhân xã hội (sự xuất hiện của giai cấp và mâu thuẫn giai cấp). Căn cứ vào đó có thể thấy bản chất nhà nước được thể hiện ở hai mặt, đó là tính giai cấp của nhà nước và vai trò xã hội.
a)Tính giai cấp:
_Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Để thực hiện sự thống trị của mình, giai cấp thống trị phải tổ chức và sự dụng nhà nước, củng cố và duy trì quyền lực về chính trị, kinh tế, tư tưởng đối với toàn xã hội. Bằng nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thể hiện ý chí của mình qua nhà nước. Qua đó, ý chí của giai cấp thống trị trở thành ý chí của nha nước, mọi thành viên trong xã hội buộc phải tuân theo, hoạt động trong một giới hạn và trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
_Như vậy, Nhà nước do giai cấp thống trị lập ra, là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ duy trì sự thống trị của giai cấp thống trị, đàn áp giai cấp bị trị, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị. Đó chính là tính giai cấp của nhà nước.
b)Vai trò XH:
Nhà nước ra đởi và tồn tại trong xã hội có giai cấp, bao gồm: giai cấp thống trị, giai cấp bị trị và các tầng lớp dân cư khác. Giai cấp thống trị tồn tại trong mối quan hệ với các giai cấp và tầng lớp khác. Ngoài phục vụ giai cấp thống trị, nhà nước còn giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, đảm bảo trật tự chung, ổn định giá trị chung của xã hội để xã hội tồn tại và phát triển. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và giai cấp khác khi lơợiích đó không mâu thuẫn với nhau. Đó chính là tính xã hội của nhà nước. Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể và mức độ thực hiện vai trò xã hội là khác nhau ở những kiểu nhà nước khác nhau, và ngay trong một kiểu nhà nước cũng khác nhau ở từng giai đoạn phát triển và tuỳ điều kiện kinh tế xã hội.
*Bản chất của nhà nước Việt Nam hiện nay:
_Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở tính nhân dân của nhà nước, đó là “…nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, quyền lực NN ko nằm trong tay 1 cá nhân hay 1 nhóm người nào trong XH. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức, hình thức cơ bản nhất là thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân trực tiếp bẩu ra.
_Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa công dân với nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước dân chủ rộng rãi và thực sự. Dân chủ XH vừa là mục tiêu vừa là động lực của Cách mạng XHCN, là thuộc tính của NN XHCN.
Câu 4: Khái niệm chức năng nhà nước? Các loại chức năng nhà nước?
*Định nghĩa chức năng nhà nước: Trong lý luận về nhà nước, chức năng nhà nước được hiểu là những phương hướng, phương diện hoặc những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nhà nước.
*Hình thức và pp thực hiện chức năng NN:
_Để thực hiện chức năng nhà nước, nhà nước phải lập ra bộ máy cơ quan nhà nước gồm nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Mỗi một cơ quan phải thực hiện nhiệm vụ của cơ quan ấy, đồng thời tất cả các cơ quan ấy phải phục vụ chung cho nhiệm vụ của nhà nước.
a)Hình thức thực hiện chức năng NN:
Để thực hiện chức năng nhà nước, có rất nhiều hình thức khác nhau, trong đó có 3 hình thức cơ bản:
+Xây dựng pháp luật
+Tổ chức thực hiện pháp luật
+Bảo vệ pháp luật
3 hình thức này gắn kết với nhau chặt chẽ, tác dụng lẫn nhau, là tiền đề, điều kiện của nhau và đều nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp cầm quyền (trong XHCN là quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động).
b)PP thực hiện chức năng NN:
Có 2 phương pháp để thực hiện chức năng của nhà nước là: thuyết phục hoặc cưỡng chế. Việc nhà nước sử dụng phương pháp nào phụ thuộc bản chất nhà nước, cơ sở kinh tế-xã hội, mâu thuẫn giai cấp, tương quan lực lượng….
*Các loại chức năng nhà nước:
Để phân loại chức năng nhà nước có nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên căn cứ chủ yếu vào phạm vi hoạt động của nhà nước, ta có thể thành chia 2 loại:
+ Chức năng đối nội: những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước.
VD: _Đảm bảo trật tự XH
_Trấn áp các phần tử chống đối
_Bảo vệ chế độ chính trị - XH +Chức năng đối ngoại: những phương hướng hoạt động cơ bản của nhà nước trong quan hệ quốc tế.
VD: _Phòng thủ đất nước
_Chống sự xâm nhập từ bên ngoài
_Thiết lập mối bang giao với các quốc gia khác.
Chức năng đối nội và đối ngoại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, tác động lẫn nhau, trong đó chức năng đối nội giữ vai trò chủ đạo, có tính quyết định đối với chức năng đối ngoại. Việc thực hiện chức năng đối ngoại phải xuất phát từ chức năng đối nội và nhằm mục đích phục vụ chức năng đối nội.
Câu 5: Hình thức nhà nước? Những vấn đề cơ bản về hình thức nhà nước Việt Nam ta hiện nay?
*Định nghĩa hình thức nhà nước:
_Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước đó.
_Hình thức nhà nước là khái niệm được cấu thành bởi 3 yếu tố: Chính thể, cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị.
*Các bộ phận cấu thành hình thức NN:
1)Hình thức chính thể:
Là cách thức tổ chức, là trình tự thành lập ra cơ quan quyền lực tối cao của NN cũng như xác định mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
Có 2 loại:
a)Chính thể quân chủ: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của NN tập trung toàn bộ hoặc 1 phần vào người đứng đầu NN theo nguyên tắc kế vị.
Gồm 2 loại:
_Chính thể quân chủ tuyệt đối: là hình thức trong đó quyền lực NN tập trung toàn bộ vào người đứng đầu NN
VD: Nhà vua trong NN phong kiến VN
_Chính thể quân chủ hạn chế: là hình thức trong đó người đứng đầu chỉ nắm 1 phần quyền lực, bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác, cơ quan quyền lực này được bầu ra trong 1 thời hạn nhất định.
VD: Nhà nước Bruney.
b)Chính thể cộng hòa: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của NN tập trung vào 1 cơ quan được bầu ra trong 1 thời hạn nhất định.
Gồm 2 loại:
_Chính thể CH quý tộc: là hình thức chính thể trong đó quyền bầu cử ra cơ quan quyền lực tối cao của NN chỉ áp dụng với giai cấp quý tộc. Chế độ này ở NN chủ nô, phong kiến.
VD: NN Aten
_Chính thể CH dân chủ: là hình thức trong đó mà quyền bầu cử ra cơ quan quyền lực tối cao của NN được quy định với đại đa số nhân dân lao động trong XH.
VD: Nhà nước VN.
2)Cấu trúc NN:
Là sự cấu tạo tổ chức NN thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất, quan hệ giữa các bộ phận cấu thành NN với nhau, giữa các cơ quan NN ở TW với các cơ quan NN ở địa phương.
Bao gồm: NN đơn nhất và NN liên bang
a) NN đơn nhất: là NN có chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn thống nhất.
Các bộ phận hợp thành NN:
_Các đơn vị hành chính – lãnh thổ ko có chủ quyền.
_Hệ thống các cơ quan NN (cơ quan quyền lực, cq hành chính, cq cưỡng chế) thống nhất từ TW đến đp.
_ Có 1 hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn lãnh thổ.
_Công dân có 1 quốc tịch.
b) NN liên bang:
Gồm 2 hay nhiều NN thành viên hợp thành. Đặc điểm của NN liên bang:
_Có chủ quyền chung, đồng thời mỗi NN thành viên cũng có chủ quyền riêng.
_Có 2 hệ thống PL: của NN toàn liên bang và cảu NN thành viên.
_Công dân có 2 quốc tịch.
_Các NN thành viên có chủ quyền riêng nhưng thống nhất với nhau về mặt quốc phòng, đối ngoại, an ninh.
c) NN liên minh
Đây là sự liên kết tạm thời của 1 vài NN để thực hiện những mục đích nhất định, sau khi thực hiện xong mục đích, NN liên minh tự giải tán hoặc chuyển thành NN liên bang.
VD: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được hình thành 1776 – 1778.
3)Chế độ chính trị:
Là tất cả những phương pháp và thủ đoạn mà NN sử dụng để thực hiện quyền lực NN.
+Có nhiều pp và thủ đoạn khác nhau mà NN sử dụng, nhưng tự chung lại có 2 pp:
_PP dân chủ là pp khi thực hiện phù hợp ý chí, mục đích, nguyện vọng của đại đa số trong XH.
_PP phản dân chủ là pp khi thực hiện đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số trong XH.
+Tương ứng có 2 chế độ: chế độ dân chủ và chế độ phản dân chủ.
+Chế độ chính trị phụ thuộc bản chất, nhiệm vụ, mục tiêu của NN và các đk về KT, chính trị - XH, tương quan lực lượng trong XH trong từng thời kỳ khác nhau.

Hình thức NN VN hiện nay:
Về mặt chính thể là NN chính thể cộng hòa dân chủ với đặc trưng cơ bản là nhân dân. Có cấu trúc NN đơn nhất và trong chế độ chính trị thì NN luôn sử dụng phương pháp dân chủ để thực hiện quyền lực NN.
Câu 6: Hãy nêu sự khác biệt cơ bản giữa hình thức chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa?
Hình thức chính thể: là cách thức tổ chức, trình tự thành lập và quan hệ của các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào các cơ quan đó.
*Định nghĩa:
-Hình thức chính thể quân chủ
Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần vào người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế vị.
VD: Nhật, Bruney…
-Hình thức chính thể cộng hòa
Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung trong một cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất định.
VD: Việt Nam, Mỹ…
*Cách thức tổ chức
-Hình thức chính thể quân chủ
Do 1 người, cá nhân tổ chức
-Hình thức chính thể cộng hòa
Do cơ quan tổ chức
*Trình tự thành lập
-Hình thức chính thể quân chủ
Theo nguyên tắc kế vị
-Hình thức chính thể cộng hòa
Theo bầu cử
*Thời hạn
-Hình thức chính thể quân chủ
Vô thời hạn
-Hình thức chính thể cộng hòa

2 Ôn Tập Pháp luật đại cương  Empty Re: Ôn Tập Pháp luật đại cương Sat Jun 02, 2012 9:48 pm

gaudochuacay
gaudochuacay

gaudochuacay

Bài Viết : 81

Thanked : 12

Nơi Ở : PhuThien_town

gaudochuacay
Rìu Chiến Bạc

Rìu Chiến Bạc
có những câu khác không? mấy câu hỏi này trong sách cũng có mà! thi tự luận kiểu nầy chắc chít.

3 Ôn Tập Pháp luật đại cương  Empty Re: Ôn Tập Pháp luật đại cương Sun Jun 03, 2012 6:47 am

haifit
haifit

haifit

Bài Viết : 172

Thanked : 35

Nơi Ở : daknongciti

haifit
Wan Xanh

Wan Xanh
thank em..... a2 a2

4 Ôn Tập Pháp luật đại cương  Empty Re: Ôn Tập Pháp luật đại cương

Sponsored content

Sponsored content

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Style of Google. Code by Juskteez